“Tất cả đều nhất trí rằng chúng ta phải giải quyết những thách thức về an ninh mạng của mình mà không tạo ra rào cản đối với thương mại và đầu tư, và rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành nền kinh tế cách tân mạnh mà không có một chế độ bảo hộ tài sản trí tuệ được thực thi rộng rãi và nhất quán”, bà Pritzker nói.
Cụ thể, hãng thông tấn Reuters dẫn lời bà Penny Pritzker cho rằng các mối đe dọa an ninh mạng phải được xử lý mà không tạo ra rào cản đối với thương mại và đầu tư.
Giới chức Mỹ, trong đó có Tổng thống Barack Obama, đã bày tỏ lo ngại trước những quy định về an ninh mạng mà Trung Quốc hiện đang cân nhắc vốn có thể hạn chế những cơ hội dành cho các hãng công nghệ nước ngoài, bao gồm một dự luật chống khủng bố và cái gọi là những quy định “an toàn và có thể kiểm soát” về công nghệ ngân hàng.
Xem thêm :
Xem thêm :
“Tôi đã nghe từ nhiều CEO Mỹ kháo nhau rằng họ hoặc đang tránh thi trường Trung Quốc hoặc dự định giảm bớt sự xuất hiện ở đây, do họ lo ngại các quy định thiên vị công ty bản địa hoặc quyền sở hữu trí tuệ gặp nguy hiểm, hoặc họ lo ngại các quy định sẽ thay đổi một cách không công bằng”, bà Pritzker nói trong bài phát biểu.
“Những nỗi lo này là thực, và hậu quả là đó là một tình huống mà cả hai bên đều thua”, bà nhấn mạnh.
Các chính sách mới của Trung Quốc được xem là một trong những bước đi quan trọng hướng tới việc hạn chế công nghệ nước ngoài, 18 tháng sau khi cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ cơ quan tình báo Mỹ cài mã vào các sản phẩm công nghệ xuất khẩu để theo dõi những mục tiêu ở nước ngoài.
“Tất cả đều nhất trí rằng chúng ta phải giải quyết những thách thức về an ninh mạng của mình mà không tạo ra rào cản đối với thương mại và đầu tư, và rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành nền kinh tế cách tân mạnh mà không có một chế độ bảo hộ tài sản trí tuệ được thực thi rộng rãi và nhất quán”, bà Pritzker nói.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết bà đã thảo luận vấn đền an ninh mạng với các lãnh đạo Trung Quốc hôm 13/4 cũng như mong muốn tiếp tục đối thoại. “Dường như có sự lĩnh hội nhất định trong việc làm thế”, bà cho biết thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 14/4 tuyên bố Bắc Kinh duy trì các cam kết của mình với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng những nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ an ninh thông tin là cần thiết và chính phủ Trung Quốc “đang sửa chữa và hoàn thiện” chúng.
“Nhiều nước khác cũng đã thiết lập các luật và quy định liên quan. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể hiểu và tôn trọng những hành động của Trung Quốc”, ông Hồng nói.
Một nhóm gồm 31 hiệp hội doanh nghiệp từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã nói trong một bức thư gửi giới chức Trung Quốc hôm 13/4 rằng họ “lo ngại mạnh mẽ” với các quy định về công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng và thúc giục Bắc Kinh vô hiệu hóa chúng.
Các nhóm doanh nghiệp lo ngại những quy định trên sẽ thiên vị sản phẩm nội địa hoặc buộc các công ty tiết lộ cho chính phủ tài sản trí tuệ nhạy cảm, các chìa khóa mã hóa hoặc thậm chí cho phép chính phủ cài đặt mã “mở cửa sau” trong các sản phẩm để tiện bề giám sát, theo dõi.
Mỹ cho biết nước này đang làm việc với các đồng minh ở châu Âu và Nhật để giải quyết các rào cản của Trung Quốc và đã đưa ra yêu cầu thông qua WTO rằng Bắc Kinh phải làm rõ những quy định về công nghệ ngân hàng.
Thongtincongnghe-365.blogspot.com / Theo Pcworld.com.vn